Phát âm tiếng Anh chuẩn chính là điều kiện đầu tiên đánh giá việc bạn có phải là một người sử dụng tiếng Anh và giao tiếp tiếng Anh tốt hay không? Tuy nhiên, để có thể phát âm tiếng Anh chuẩn không hề đơn giản chút nào. Hôm nay, mình sẽ giới thiệu với các bạn các quy tắc để phát âm tiếng Anh chuẩn nhé.
Một vài quy tắc phát âm tiếng Anh:
- Nguyên âm ngắn:
- Khi chỉ có một phụ âm theo sau một nguyên âm, nguyên âm này sẽ là nguyên âm ngắn.
Ví dụ: tap/tæp/ chỉ có phụ âm “p” theo sau nguyên âm “a” nên âm này được đọc là /æ/
Put /put/ chỉ có một phụ âm “t” theo sau nguyên âm “u” nên âm này được đọc là /u/ ngắn.
- Khi một nguyên âm có hai phụ âm theo sau nó, và đằng sau nó không có gì cả, thì nguyên âm này sẽ là nguyên âm ngắn
Ví dụ: bond/bɔnd/ có hai phụ âm “n” và “d” theo sau nó, nên nguyên âm này sẽ đọc là /ɔ/ ngắn.
Pick/ pik/ có hai phụ âm “c” và “k” theo sau nó, nên nguyên âm này sẽ đọc là /i/ ngắn.
Nguyên âm dài:
- Khi một nguyên âm đứng một mình ở cuối, nguyên âm là nguyên dài
Ví dụ: me/mi:/ có nguyên âm “e” đứng một mình ở cuối, nên nguyên âm này đọc là /i:/
He/hi:/ có nguyên âm “e” đứng một mình ở cuối, nên nguyên âm này đọc là /i:/
Go/ goʊ/
- Chữ “e” nếu ở cuối từ sẽ là âm câm, và nguyên âm trước đó sẽ là âm dài.
Ví dụ: sake/seik/: có nguyên âm “e” ở cuối , nên âm này là âm câm, và “a” được đọc là /ai/ dài
Hope/ houp/ có âm “e” ở cuối, nên âm này là âm câm, và “o” được đọc là /ou/ dài.
- Khi hai nguyên âm đứng liền kề nhau và nguyên âm thứ hai là âm câm thì nguyên âm trước là nguyên âm dài.
Ví dụ: brain/ brein/ có hai nguyên âm “a” và “i” đứng liền kề nhau, âm “i” không được đọc nên “a” được đọc là /ei/ dài
Các trường hợp khác:
- Khi có một phụ âm theo sau một nguyên âm thì phụ âm ấy được chuyển sang âm tiếp theo.
Ví dụ: plural /ˈplʊə.rəl/ có phụ âm “r” được đọc với âm tiết thứ hai /rəl/ chứ không đọc cùng âm tiết /plʊə/ trước đó.
Global/gloubəl/ có phụ âm “b” được đọc với âm tiết thứ 2 /bəl/ chứ không đọc cùng âm tiết /glou/ trước đó.
- Khi hai phụ âm theo sau một nguyên âm thì hai phụ âm này sẽ được nói tách ra. Phụ âm đầu được nói cùng âm tiết đầu, phụ âm thứ hai được nói cùng âm tiết sau.
Ví dụ: subject /ˈsʌb.dʒekt/ – hai phụ âm “b” và “j” theo sau nguyên âm “u” nên hai phụ âm này lần lượt được đọc tách ra ở âm tiết /sʌb/ và /dʒekt/.
Lưu ý, hiện tượng hòa âm xảy ra giữa một phụ âm và nguyên âm khi phụ âm là “l”, “r”, “s”.
Ví dụ: Program/ˈprəʊ.ɡræm/, phụ âm “r” được hòa cùng với âm tiết /æm/ sau đó. Vì vậy những kiểu từ này sẽ không phát âm theo quy tắc hai phụ âm theo sau một nguyên âm bên trên mà đọc theo nguyên tắc một phụ âm theo sau một nguyên âm.
Không quá khó hiểu đúng không? Nắm vững các quy tắc này cùng với việc luyện tập thường xuyên là các bạn đã có thể có cách phát âm chính xác rồi. Cố gắng lên nhé.